Tổng hợp 1 số lỗi cơ bản khi sản xuất nhựa composite
Trong quá trình gia công chế tạo vật liệu composite chúng ta hay gặp các hiện tượng nứt mai rùa, có lỗ khí, lỗ ngót, sợi thuỷ tinh bị khô không ngấm thấu hết, phân từng, cháy quá,… Đây là những hiện tượng không mong muốn, vì nó làm giảm đặc tính cơ – lý – hoá của sản phẩm nên cần phải khắc phục và hạn chế các hiện tượng này.
Hiện tượng nứt mai rùa là hiện tượng nền vật liệu có các vết nứt phân vùng giống mai con rùa. Đây là kết quả của quá trình đóng rắn xảy ra quá nhanh, hàm lượng xúc tác và hoá cứng quá nhiều, hàm lượng nhựa so với sợi cốt quá lớn và chiều dày gia công quá dày nhưng ta lại gia công cùng một lần. Vì vậy khi gia công những chi tiết, sản phẩm có chiều dày lớn thì ta phải gia công từng lớn, từng phầm, điều chỉnh thời gian hoá cứng bằng các điều chỉnh hàm lượng xúc tác, hoá cứng theo tay nghề người thợ và phải nằm trong phạm vi cho phép.
Hiện tượng có lỗ khí, lỗ ngót là hiện tượng có các túi khí có thể nhìn bằng mắt thường trong nền nhựa. Đây là hiện tượng hay gặp nhất và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như: Do tính chất của nhựa nền khi đóng rắn có chất khí thoát ra, do trong quá trình gia công không đuổi hết khí ra,… Để khắc phục hạn chế hiện tượng này ta cần phải đuổi hết khí giữa các lớp ra bằng dùng thanh gạt, rulơ để gạt, ép… vừa gạt lượng nhựa thừa lại đuổi hết bọt khi ra ngoài. Khi gia công không thể khắc phục triệt để bằng công nghệ thì ta cho thêm vào nhựa nền một ít bột đá, bột đá sẽ hút lượng khí còn trong nhựa nền, khí thoát ra khi đóng rắn, phương pháp này rất hay được sử dụng vì rất kinh tế.
Sợi thuỷ tinh khô là hiện tượng sợi thuỷ tinh không ngấm thấu nhựa nền. Do độ nhớt nhựa nền cao, thời gian sợi chạy qua nhựa quá nhanh,… Vì vậy ta phải chú ý đến độ nhớt, thời gian ngấm thấu của sợi cốt để đưa ra quyết định xử lý phù hợp.
Hiện tượng phân từng, có u nhựa là hiện tượng nền nhựa có các đường phân lớp u nhựa hay nền có các lớp phân tách, cục nhựa rõ ràng. Do phối màu giữa các lớp không đều, khi gia công lớp sau không xử lý nhẵn bề mặt lớp trước, không loại bỏ các cuc nhựa còn dính, sót lại mà cứ gia công tiếp lớp sau. Vậy khi gia công tiếp ta cần phải tuân thủ các quy trình – quy phạm kỹ thuật của quá trình sản xuất vật liệu Composite.
Ngoài những hiện tượng tôi đã đề cập trên ta còn gặp hiện tượng cháy quá, màu sắc không đồng đều, sợi cốt bị đứt, hàm lượng nhựa nền so vời cốt quá cao,…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét