Thứ Năm, 30 tháng 6, 2016

Dịch thuật hồ sơ cá nhân



Bạn đang cần hoàn thiện Hồ sơ du học, Visa, Giấy thắm thân, Giấy khai sinh, Các văn bằng, Chứng chỉ, bảng điểm đại học, Hợp đồng lao động, Sổ hộ khẩu, Hộ chiếu, Lý lịch tư pháp, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhiều giấy tờ cá nhân quan trọng khác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền với chi phí tiết kiệm nhất, dịch vụ tốt nhất.



Dịch thuật Bantayso cam kết luôn nỗ lực cao nhất để trở thành đối tác tin cậy, đồng hành cùng sự phát triển của các doanh nghiệp, các sở ban ngành trong và ngoài nước....

Khi hợp tác với chúng tôi, Quý khách sẽ được hưởng các lợi ích sau:

1. Đội ngũ dịch thuật chuyên nghiệp

Hiểu rằng chất lượng dịch thuật luôn là mối quan tâm hàng đầu của Quý khách hàng, do đó Dịch thuật Bantayso chỉ tuyển chọn đội ngũ CTV là các chuyên gia ngôn ngữ có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trở lên, tốt nghiệp từ các Trường đại học ngoại ngữ danh tiếng, am hiểu một hoặc nhiều lĩnh vực nhất định.

2. Quy trình dịch thuật đảm bảo chất lượng

Để đảm bảo chất lượng bản dịch, Dịch thuật Bantayso luôn tuân thủ chặt chẽ Quy trình dịch thuật 4 bước như đánh giá, phân tích tài liệu, dịch thuật, hiệu đính và nghiệm thu sản phẩm. Quý khách hàng có thể tham khảo Quy trình dịch thuật 4 bước của chúng tôi.

3. Hoàn thành đúng thời hạn

Dù dự án dịch thuật lớn hay nhỏ, Dịch thuật Bantayso luôn đảm bảo thời gian hoàn thành bản dịch đáp ứng chất lượng và đúng thời hạn theo yêu cầu.

4. Giá hợp lý và cạnh tranh nhất

Với hơn 6 năm kinh nghiệm dịch thuật, Chúng tôi đã tích lũy cho mình kinh nghiệm, kỹ năng và cơ sở dữ liệu cực lớn, do đó chúng tôi cam kết mức giá chúng tôi đưa ra là hợp lý và cạnh tranh nhất.

5. Luôn hỗ trợ online 24/7

Hỗ trợ online 24/7, mọi yêu cầu của quý khách đều được phản hồi qua email một cách nhanh chóng và dễ dàng, cũng như đảm bảo rằng Quý Khách sẽ được hỗ trợ bất kỳ lúc nào qua điện thoại. Điều này sẽ giúp Quý Khách tiết kiệm được rất nhiều thời gian khi cần phải sửa chữa hoặc chỉnh sửa bản dịch. Nếu chưa hài lòng 100% với bản dịch, Chúng tôi luôn chỉnh sửa, hiệu đính miễn phí theo yêu cầu Khách hàng.

Ống Composite

 Ống composite (ống FRP) được chế tạo bằng phương pháp Filament Wound (quấn sợi) hoặc Hand-lay up (đắp tay) theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm hệ thống ống cho các nhà máy hóa chất và hệ thống ống dẫn dầu. Nguyên lý chế tạo được áp dụng theo công nghệ Nhật Bản, chất lượng cao, độ bền cao, và đặc biệt là tập trung vào mức độ an toàn tuyệt đối 100% trong suốt quá trình sử dụng.
Nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản phẩm này thuộc nhóm được chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là  nhựa vinylester chống ăn mòn.
Hệ thống ống composite là loại kháng hóa chất, bình thường được ứng dụng trong ngành hóa chất như Sodium Hypochlorite, Các nhà máy sản xuất phân bón, Alkali, Ứng dụng Phòng cháy chữa cháy...


Chống Ăn Mòn:
Tuổi thọ thiết bị ống FRP/GRP cao bởi vì nó không bị ăn mòn cả bên trong lẫn bên ngoài, nếu như nhựa được dùng đúng quy cách theo điều kiện hoạt động bình thường và  bên ngoài được hổ trợ phù hợp, thì thời gian sử dụng sản phẩm có thể lên đến 15-20 năm.
Ống FRP phù hợp cho hóa chất từ có nồng độ từ yếu đến mạnh, từ hóa chất alkaline đến nước muối và dung môi

Trọng lượng:
Trọng lượng của Ống Composite FRP nhẹ hơn ống thép hoặc ống bê-tông, nên dễ vận chuyển, dễ lắp ráp, dẫn đến giảm chi phí lắp đặt đường ống.
Hệ thống này có sức bền vượt trội đối với đặc tính về trọng lượng. Nếu xét tỉ lệ sức bền trên một đơn vị trọng lượng, thìống composite GRP/FRP hơn hẳn sắt, carbon, thép như số liệu trong bảng dưới đây:
Vật liệu
Tỷ trọng (g/cm³)
Độ bền kéo (Mpa)
GRP/FRP
1.8
1400
Sắt
7.6
420
Thép
7.83
1034

Đặc tính làm chậm cháy
Ống FRP có thể được sản xuất đặc biệt với tính năng chậm cháy cho  ứng dụng chống cháy.
Những ngành công nghiệp có thể dùng ống FRP/GRP được làm từ nhựa chậm cháy để làm giảm khả ngăng tự bắt lửa của chúng tại cùng thời điểm đạt được áp suất hệ thống thiết lập mà không sợ rò rĩ do ăn mòn-hiện tượng thường xảy ra ở những ống thép mềm.

Phương pháp sản xuất
1. Hand-lay up ( đắp tay)
- Nhựa nhiều bề mặt tiếp xúc, nên chống ăn mòn tốt hơn
- Phù hợp cho các ống có đường kính nhỏ và tỉ lệ PN thấp
- Có thể sản xuất được dễ cho đơn hàng số lượng nhỏ.
2. Phương pháp filament windling (Quấn)
- Sử dụng tốt cho ống có đường kính lớn, và tỉ lệ PN cao
- Tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp hand-lay up
Phương pháp ghép nối ống
1. Đối với ống FRP/GRP hoàn chỉnh
- Phương pháp nối tấm đối đầu
- Gắn mặt bích cố định
- Nối giảm  mặt bích
2. Đối với ống nhựa dẻo hoàn chỉnh
- Nối đối đầu bằng máy đối xứng
- Hóa chất dung môi
- Hàn đối đầu bằng máy hoặc hàn tay và nối tấm đối đầu
3. Ống nhựa dẻo + Ống FRP/GRP
- Hàn đối đầu bằng máy hoặc hàn tay và và nối tấm đối đầu
- Hóa chất dung môi + FRP/FR
Tiêu chuẩn thiết kế dùng cho ống composite frp
- DIN
- ASME
- PS15-69

Giới thiệu vật liệu composite


Vật liệu composite còn gọi là Vật liệu compozit hay composite là vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau tạo lên vật liệu mới có tính năng hơn hẳn các vật liệu ban đầu, khi những vật liệu này làm việc riêng rẽ.

Lịch sử:

Những vật liệu compozit đơn giản đã có từ rất xa xưa. Khoảng 5000 năm trước công nguyêncon người đã biết trộn những viên đá nhỏ vào đất trước khi làm gạch để tránh bị cong vênh khi phơi nắng. Và điền hình về compozit chính là hợp chất được dùng để ướp xác của người Ai Cập.


Chính thiên nhiên đã tạo ra cấu trúc composite trước tiên, đó là thân cây gỗ, có cấu trúc composite, gồm nhiều sợi xenlulo dài được kết nối với nhau bằng licnin. Kết quả của sự liên kết hài hoà ấy là thân cây vừa bền và dẻo- một cấu trúc composite lý tưởng.

Người Hy Lạp cổ cũng đã biết lấy mật ong trộn với đất, đá, cát sỏi làm vật liệu xây dựng. Và ởViệt Nam, ngày xưa truyền lại cách làm nhà bằng bùn trộn với rơm băm nhỏ để trát vách nhà, khi khô tạo ra lớp vật liệu cứng, mát về mùa hè và ấm vào mùa đông…





Mặc dù composite là vật liệu đã có từ lâu, nhưng ngành khoa học về vật liệu composite chỉ mới hình thành gắn với sự xuất hiện trong công nghệ chế tạo tên lửa ở Mỹ từ những năm 1950. Từ đó đến nay, khoa học công nghệ vật liệu composite đã phát triển trên toàn thế giới và có khi thuật ngữ “vật liệu mới” đồng nghĩa với “vật liệu composite”

Thành phần và cấu tạo:

Nhìn chung, mỗi vật liệu composite gồm một hay nhiều pha gián đoạn được phân bố trong một pha liên tục duy nhất. (Pha là một loại vật liệu thành phần nằm trong cấu trúc của vật liệu composite.) Pha liên tục gọi là vật liệu nền (matrix), thường làm nhiệm vụ liên kết các pha gián đoạn lại. Pha gián đoạn được gọi là cốt hay vật liệu tăng cường (reinforcement) được trộn vào pha nền làm tăng cơ tính, tính kết dính, chống mòn, chống xước …
Thành phần cốt:

Nhóm sợi khoáng chất: sợi thủy tinh, sợi cacbon, sợi gốm; nhóm sợi tổng hợp ổn định nhiệt: sợi Kermel, sợi Nomex, sợi Kynol, sợi Apyeil. Các nhóm sợi khác ít phổ biến hơn: sợi gốc thực vật (gỗ, xenlulô): giấy, sợi đay, sợi gai, sợi dứa, sơ dừa,…; sợi gốc khoáng chất: sợi Amiăng, sợi Silic,…; sợi nhựa tổng hợp: sợi polyeste (tergal, dacron, térylène, ..), sợi polyamit,…; sợi kim loại: thép, đồng, nhôm,…
Sợi thuỷ tinh:

Sợi thủy tinh, được kéo ra từ các loại thủy tinh kéo sợi được (thủy tinh dệt), có đường kính nhỏ vài chục micro mét. Khi đó các sợi này sẽ mất những nhược điểm của thủy tinh khối, như: giòn, dễ nứt gẫy, mà trở nên có nhiều ưu điểm cơ học hơn. Thành phần của thủy tinh dệt có thể chứa thêm những khoáng chất như: silic, nhôm, magiê, … tạo ra các loại sợi thủy tinh khác nhau như: sợi thủy tinh E (dẫn điện tốt), sợi thủy tinh D (cách điện tốt), sợi thủy tinh A (hàm lượng kiềm cao), sợi thủy tinh C (độ bền hóa cao), sợi thủy tinh R và sợi thủy tinh S (độ bền cơ học cao). Loại thủy tinh E là loại phổ biến, các loại khác thường ít (chiếm 1%) được sử dụng trong các ứng dụng riêng biệt

Những lỗi cơ bản khi sản xuất nhựa composite


Tổng hợp 1 số lỗi cơ bản khi sản xuất nhựa composite


   Trong quá trình gia công chế tạo vật liệu composite chúng ta hay gặp các hiện tượng nứt mai rùa, có lỗ khí, lỗ ngót, sợi thuỷ tinh bị khô không ngấm thấu hết, phân từng, cháy quá,… Đây là những hiện tượng không mong muốn, vì nó làm giảm đặc tính cơ – lý – hoá của sản phẩm nên cần phải khắc phục và hạn chế các hiện tượng này.
   
Hiện tượng nứt mai rùa là hiện tượng nền vật liệu có các vết nứt phân vùng giống mai con rùa. Đây là kết quả của quá trình đóng rắn xảy ra quá nhanh, hàm lượng xúc tác và hoá cứng quá nhiều, hàm lượng nhựa so với sợi cốt quá lớn và chiều dày gia công quá dày nhưng ta lại gia công cùng một lần. Vì vậy khi gia công những chi tiết, sản phẩm có chiều dày lớn thì ta phải gia công từng lớn, từng phầm, điều chỉnh thời gian hoá cứng bằng các điều chỉnh hàm lượng xúc tác, hoá cứng theo tay nghề người thợ và phải nằm trong phạm vi cho phép.
   
Hiện tượng có lỗ khí, lỗ ngót là hiện tượng có các túi khí có thể nhìn bằng mắt thường trong nền nhựa. Đây là hiện tượng hay gặp nhất và có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như: Do tính chất của nhựa nền khi đóng rắn có chất khí thoát ra, do trong quá trình gia công không đuổi hết khí ra,… Để khắc phục hạn chế hiện tượng này ta cần phải đuổi hết khí giữa các lớp ra bằng dùng thanh gạt, rulơ để gạt, ép… vừa gạt lượng nhựa thừa lại đuổi hết bọt khi ra ngoài. Khi gia công không thể khắc phục triệt để bằng công nghệ thì ta cho thêm vào nhựa nền một ít bột đá, bột đá sẽ hút lượng khí còn trong nhựa nền, khí thoát ra khi đóng rắn, phương pháp này rất hay được sử dụng vì rất kinh tế.


  
 Sợi thuỷ tinh khô là hiện tượng  sợi thuỷ tinh không ngấm thấu nhựa nền. Do độ nhớt nhựa nền cao, thời gian sợi chạy qua nhựa quá nhanh,… Vì vậy ta phải chú ý đến độ nhớt, thời gian ngấm thấu của sợi cốt để đưa ra quyết định xử lý phù hợp.
   
Hiện tượng phân từng, có u nhựa là hiện tượng nền nhựa có các đường phân lớp u nhựa hay nền có các lớp phân tách, cục nhựa rõ ràng. Do phối màu giữa các lớp không đều, khi gia công lớp sau không xử lý nhẵn bề mặt lớp trước, không loại bỏ các cuc nhựa còn dính, sót lại mà cứ gia công tiếp lớp sau. Vậy khi gia công tiếp ta cần phải tuân thủ các quy trình – quy phạm kỹ thuật của quá trình sản xuất vật liệu Composite.
   Ngoài những hiện tượng tôi đã đề cập trên ta còn gặp hiện tượng cháy quá, màu sắc không đồng đều, sợi cốt bị đứt, hàm lượng nhựa nền so vời cốt quá cao,…

Tìm hiểu về dịch thuật

Dịch thuật là một ngành nghề đòi hỏi tính chuyên môn cao, dịch thuật đôi khi còn khó khăn hơn nhiều so với viết văn bản gốc hay sáng tác. Lý do dễ thấy là muốn trở thành dịch giả, người dịch không những phải nắm vững ngoại ngữ, mà còn phải có vốn kiến thức văn hoá rộng lớn cùng sự tinh tế cá nhân, và phải thông thạo tiếng mẹ đẻ, đồng thời dịch thuật cũng đòi hỏi tính sáng tạo. Công việc dịch thuật có thể chia làm ba cấp độ, và tương ứng với ba cấp độ ấy, dịch giả đồng thời phải là nhà ngôn ngữ, nhà văn hoá và nhà tâm lý.
·         Cấp độ thứ nhất mang tính ngôn ngữ: Để hiểu một ngôn ngữ thì người dịch phải nắm rõ ngữ nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ cùng các mối liên hệ của chúng trong một hệ thống nhất định. Người dịch phải hiểu không những một, mà là hai ngôn ngữ. Không chỉ dừng lại ở đó, người dịch phải có khả năng so sánh, đối chiếu hai hệ thống ngôn ngữ để tìm cách diễn đạt bài dịch đúng với ngôn ngữ gốc.
·         Cấp độ thứ hai mang tính văn hoá: Để hiểu được văn bản người dịch còn phải am hiểu sâu sắc về văn hoá và các thuật ngữ chuyên môn, từ lóng trong văn hóa của ngôn ngữ gốc.
·         Cấp độ thứ ba là cấp độ tâm lý: Đây là một cấp độ tinh tế và phức tạp. Trên thực tế, ngay cả khi đã tinh thông ngôn ngữ và có vốn văn hoá sâu rộng, người dịch còn phải phán đoán và lường trước được những phản ứng tâm lý của người đọc khi đọc bài dịch của mình, để gợi lên ở họ những xúc cảm thẩm mỹ mong muốn, hay ít nhất để tránh những hiểu lầm từ người đọc.


Từ những yêu cầu khắc khe về nghề dịch thuật nói trên Dịch thuật Bantayso luôn chú trọng đến việc tuyển chọn và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, và chuẩn hóa theo từng lĩnh vực để không ngừng phát triển và nâng cao dịch vụ dịch thuật, mang đến cho khách hàng một dịch vụ hoàn hảo nhất.

Công ty chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm dịch thuật cho nhiều lĩnh vực về:   Tài chính - Ngân hàng, định cư, du lịch, du học, Văn học, Giáo dục, Kinh tế, Chính trị, khoa học kỹ thuậthồ sơ thầu dự án,  Y học, Dược phẩm, Pháp luật, Thủy điện, Khoáng sản, Hàng hải, Vận tải, Ô tô, Dầu khí, Môi trường, Nông - Lâm nghiệp, Thực phẩm, và nhiều chuyên ngành khác...